Bài đăng nổi bật

Để đối phó với tương lai đầy biến động, lắm rủi ro, nhiều thử thách gam go thì tuổi trẻ cần phải có Critical Thinking – Tư duy phản biện. Vậy tư duy phản biện là cái gì mà nó cần thế?

Nói tư duy phản biện là cái cần có cho tương lai, không có nghĩa nó là  khái niệm vừa mới xuất hiện ở thời hiện đại. Thực ra, thì nhận thức về tư duy phản biện đã trải qua một chặng đường phát triển lịch sử khá lâu dài, khởi đầu từ sự tiếp cận của triết gia cổ đại Socrates từ hơn 2000 năm trước và cho đến giờ nó vẫn được các triết gia tiếp tục nghiên cứu.

Mặc dù Socrates đã tiếp cận vấn đề tư duy phản biện từ cách đây hơn 2000 năm, nhưng định nghĩa của John Dewey– nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học người Mỹ– về tư duy phản biện mới được biết đến một cách rộng rãi. J. Dewey gọi tư duy phản biện là “reflective thinking” (suy nghĩ sâu sắc) và định nghĩa là:
“Sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, một giả định khoa học có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến”.

Và sau đây là một vài định nghĩa khác, của các nhà nghiên cứu khác với các góc nhìn khác:
“Tư duy phản biện là sự suy nghĩ sâu sắc, nhạy cảm, thực tế và hữu ích để quyết định niềm tin hay hành động”. - Robert Ennis


“Tư duy phản biện là một mô hình tư duy – về một chủ đề, một vấn đề, một nội dung bất kỳ– trong đó chủ thể tư duy cải tiến chất lượng tư duy của mình bằng việc điều khiển một cách thành thạo các cấu trúc nền tảng có sẵn của tư duy và áp đặt các tiêu chuẩn của hành động trí tuệlên quá trình tưduy của mình”. - Richard Paul

“Tư duy phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và tranh luận” - Mathew Lipman

Đọc tới đây chắc các bạn cũng đã hình dung ra được kha khá nó là cái gì rồi phải không ạ? Tôi nghĩ nôm na đơn giản quê mùa thì: tư duy phản biện là cách suy nghĩ vượt qua những nhận định thông thường về một vấn đề, là cái nhìn sâu sắc hơn toàn diện, thấu đáo hơn về một vấn đề, nhằm đưa đến quyết định hay hành động.

Tức là đứng trước một vấn đề bạn đừng vội gật đầu trước một vài giải pháp, đừng vội gật gù trước những lời nói của vĩ nhân, đừng vội cặm cụi làm ngay theo lời khuyên của một người tốt bụng nào đó…mà hãy đặt câu hỏi, mà hãy suy nghĩ sâu hơn, lật đi lật lại vấn đề nhiều hơn rồi hãy đưa ra quyết định.

 Nó là thế, nó rất cần, vậy làm sao ta dạy cho tụi trẻ bây giờ?




Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn