Bài đăng nổi bật


Khai báo và khởi tạo biến

Trong một chương trình, biến là tên của một vùng bộ nhớ được dùng để lưu dữ liệu trong khi chương trình chạy. Dữ liệu lưu trong một biến được gọi là giá trị của biến đó. Chúng ta có thể truy nhập, gán hay thay đổi giá trị của các biến, khi biến được gán một giá trị mới, giá trị cũ sẽ bị ghi đè lên.
Khai báo biến
Để khai báo biến chúng ta cần xác định tên và kiểu dữ liệu của biến



Java yêu cầu mỗi biến phải được khai báo trước khi dùng.
Ví dụ:
//Khai báo biến số nguyên có tên là count
int count;
//Khai báo biến số thực có tên là salary
double salary;
//Khai báo biến chuỗi có tên là studentName
String studentName;
//Khai báo biến để lưu giới tính của một người là nam hay nữ
boolean isFemale;

Phép gán & khởi tạo biến

Phép gán là cách gắn một giá trị cho một biến hoặc thay đổi giá trị của một
biến. Lệnh gán trong Java có công thức: biến = biểu thức;
Trong đó, dấu bằng (=) được gọi là dấu gán hay toán tử gán, biểu thức ở
vế phải dấu gán được tính rồi lấy kết quả gán cho biến nằm ở vế trái. Biểu
thức tại vế phải có thể là một giá trị trực tiếp, một biến, hoặc một biểu thức
phức tạp.
Để khởi tạo biến phải gán giá trị cho biến:


Ví dụ:
//Gán giá trị 100 cho count
count = 100;

//Gán true cho biến isFemale
isFemale = true;

Các loại biến

Trong java có 3 loại biến
1. Biến cục bộ
Biến cục bộ là biến được khai báo bên ngoài phương thức
2. Biến instance
Biến instance là biến được khai báo bên trong phương thức hoặc trong một khối lệnh (được bắt đầu bởi dấu { và kết thúc bởi dấu }) và không sử dụng với từ khoá static.
3. Biến static
Biến static được khởi tạo đầu tiên trước khi khởi tạo các biến khác, và được khởi tạo chỉ một lần khi chương trình bắt đầu thực thi.

Ví dụ
class Sample{
    int data = 99; //instance variable 
    static int a = 1; //static variable 
    void method() {
        int b = 90; //local variable 
    }
}

Kiểu dữ liệu

Kiểu dữ liệu cần chỉ rõ khi khai báo biến. Ví dụ:
int firstNumber = 1;
Với khai báo trên thì biến firstNumber có kiểu dữ liệu là int (integer - số nguyên) và biến này có giá trị là 1. Sau khai báo này thì chỉ được phép gán giá trị số nguyên cho biến này, không được phép gán các giá trị không phải là số nguyên cho nó.
Kiểu dữ liệu quy định các giá trị mà một biến có thể được gán và đồng thời xác định các phép
Toán mà chúng ta có thể thực hiện trên biến đó.

Trong java cung cấp 2 loại kiểu dữ liệu
1. Kiểu dữ liệu nguyên thuỷ (Primitive)
2. Kiểu dữ liệu tham chiếu (Non-primitive)



Kiểu dữ liệu nguyên thuỷ là những kiểu dữ liệu được định nghĩa sẵn, như: byte, short, int, long, char, float, double, và boolean.

Kiểu dữ liệu
Giá trị mặc định
Kích thước mặc định
byte 
1 byte 
short 
2 bytes 
int 
4 bytes 
long 
0L 
8 bytes 
float 
0.0f 
4 bytes 
double 
0.0d 
8 bytes 
boolean 
false 
1 bit 
char 
'\u0000' 
2 bytes

Một số bài luyện tập về biến, kiểu dữ liệu và toán tử

Phân tích bài toán sau có bao nhiêu biến và các kiểu dữ liệu phù hợp với các biến đó?
Bài 1: Chương trình hiển thị tên, email, giới tính, địa chỉ của một người
Bài 2: Chương trình tính tổng của ba số bất kỳ
Bài 3 (*): Chương trình tìm giá trị nhỏ nhất của một dãy số bất kỳ

Chia sẻ về phần bài tập tại nhóm codelean

Post a Comment

أحدث أقدم