Bài đăng nổi bật

Ngôn ngữ C
Vào đầu những năm 70 tại phòng thí nghiệm Bell, Dennis Ritchie đã phát triển ngôn ngữ C. C được sử dụng lần đầu trên một hệ thống cài đặt hệ điều hành UNIX. C có nguồn gốc từ ngôn ngữ BCPL do Martin Richards phát triển. BCPL sau đó đã được Ken Thompson phát triển thành ngôn ngữ B, đây là người khởi thủy ra C.
Trong khi  BCPL và B không hỗ trợ kiểu dữ liệu, thì C đã có nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Những kiểu dữ liệu chính gồm: kiểu ký tự (character), kiểu số nguyên (interger) và kiểu số thực (float).
C liên kết chặt chẽ với hệ thống UNIX nhưng không bị trói buộc vào bất cứ một máy tính hay hệ điều hành nào. C rất hiệu quả để viết các chương trình thuộc nhiều những lĩnh vực khác nhau.
C cũng được dùng để lập trình hệ thống. Một chương trình hệ thống có ý nghĩa liên quan đến hệ điều hành của máy  tính hay những tiện ích hỗ trợ nó. Hệ điều hành (OS), trình thông dịch (Interpreters), trình soạn thảo (Editors), chương trình Hợp Ngữ (Assembly) là các chương trình hệ thống. Hệ điều hành UNIX được phát triển dựa vào C. C đang được sử dụng rộng rãi bởi vì tính hiệu quả và linh hoạt. Trình biên dịch (compiler) C có sẵn cho hầu hết các máy tính. Mã lệnh viết bằng C trên máy này có thể được biên dịch và chạy trên máy khác chỉ cần thay đổi rất ít hoặc không thay đổi gì cả. Trình biên dịch C dịch nhanh và cho ra mã  đối tượng không lỗi.
C khi thực thi cũng rất nhanh như hợp ngữ (Assembly). Lập trình viên có thể tạo ra và bảo trì thư viện hàm mà chúng sẽ được tái sử dụng cho chương trình khác. Do đó, những dự án lớn có thể được quản lý dễ dàng mà tốn rất ít công sức.
C – Ngôn ngữ bậc trung
C được hiểu là ngôn ngữ bậc trung bởi vì nó kết hợp những yếu tố của những ngôn ngữ cấp cao và những chức năng của hợp ngữ (ngôn ngữ cấp thấp). C cho phép thao tác trên những thành phần cơ bản của máy tính như bits, bytes, địa chỉ v.v. Hơn nữa, mã C rất dễ di chuyển nghĩa là phần mềm viết cho  loại máy tính này có thể chạy trên một loại máy tính khác. Mặc dù C có năm kiểu dữ liệu cơ bản, nhưng nó không được xem ngang hàng với ngôn ngữ cao cấp về mặt kiểu dữ liệu. C cho phép chuyển kiểu dữ liệu. Nó cho phép thao tác trực tiếp trên bits, bytes, word và con trỏ. Vì vậy, nó được dùng cho lập trình mức hệ thống.
C - Ngôn ngữ cấu trúc
Thuật ngữ ngôn ngữ cấu trúc khối không áp dụng với C. Ngôn ngữ cấu trúc khối cho phép thủ tục hay hàm được khai báo bên trong các thủ tục và hàm khác. C không cho phép việc tạo hàm trong hàm nên nó không phải là ngôn ngữ cấu trúc khối. Tuy nhiên, nó được xem là ngôn ngữ cấu trúc vì nó có nhiều điểm giống với ngôn ngữ cấu trúc  ALGOL, Pascal và một số ngôn ngữ tương tự khác.
C cho phép có sự tổng hợp của mã lệnh và dữ liệu. Ðiều này là một đặc điểm riêng biệt của ngôn ngữ cấu trúc. Nó liên quan đến khả năng tập hợp cũng như ẩn dấu tất cả thông tin và các lệnh khỏi phần còn lại của chương trình để dùng cho những tác vụ riêng biệt. Ðiều này có thể thực hiện qua việc dùng các hàm hay các khối mã lệnh. Các hàm  được dùng để định nghĩa hay tách rời những tác vụ được yêu cầu trong chương trình. Ðiều này cho phép những chương trình hoạt động như trong một đơn vị thống nhất. Khối mã lệnh là một nhóm các câu lệnh chương trình được nối kết với nhau theo một trật tự logic nào đó và cũng được xem như một đơn vị thống nhất. Một khối mã lệnh được tạo bởi một tập hợp nhiều câu lệnh tuần tự giữa dấu ngoặc mở và đóng xoắn như dưới đây:
do {
i = i + 1;
} while (i < 40);


Ngôn ngữ cấu trúc hỗ trợ nhiều cấu trúc dùng cho vòng lặp như là while, do-while, và for. Những cấu trúc lặp này giúp lập trình viên điều khiển hướng thực thi trong chương trình.

Post a Comment

أحدث أقدم