Bài đăng nổi bật

Khi bạn đi học đại học hay học nghề, tức là bạn đã chọn CÔNG VIỆC để làm trong cuộc đời mình. Và hầu hết, ai cũng muốn CÓ VIỆC LÀM ngay sau khi ra trường và chắc chắn chả ai muốn ra nhập vào đội quân THẤT NGHIỆP hùng hậu đang ngày càng lớn mạnh ở ngoài kia ;) Phải không ạ? Rõ là thế rùi :) không ai muốn ngồi ngáp ngắn ngáp dài cho qua ngày cả (và cả đói nữa, ko có việc thì đói là đương nhiên).




Vậy câu hỏi đặt ra là:
  • Làm thế nào để không thất nghiệp sau khi ra trường ?
  • Làm sao để có lương cao khi bắt đầu đi làm ?
  • Làm sao để có thể xin được việc ?


và thậm chí là :
LÀM SAO ĐỂ CHƯA RA TRƯỜNG ĐÃ CÓ VIỆC LÀM ĐÚNG CHUYÊN NGÀNH ?


Có rất nhiều cái Làm Sao … trong bài viết này tôi chỉ xin đề cập tới cái LÀM SAO cuối cùng. Tức là, xin phép chia sẻ quan điểm về việc “LÀM SAO ĐỂ CHƯA RA TRƯỜNG ĐÃ CÓ VIỆC LÀM ĐÚNG CHUYÊN NGÀNH".


Trong cái chữ CHUYÊN NGÀNH kia cũng có nhiều NGÀNH, trong phạm vi hiểu biết của mình, tôi chỉ xin phép đề cập tới ngành IT.
Nếu bạn đang là sinh viên CNTT và bạn chưa có định hướng gì cho công việc, thì bạn có thể tham khảo bài viết này.


Nào...rào trước đón sau thế là quá nhiều rồi! Giờ chúng ta bắt đầu nhé ;)
Tôi list ra đây 5 cái bạn có thể chuẩn bị, và nhờ đó bạn sẽ có việc làm từ khi chưa ra trường:


  1. CÓ KIẾN THỨC NỀN TỐT

Để làm được, thì trước tiên các bạn phải BIẾT đã. Vậy biết thế nào cho đủ để đi làm. Theo tôi, thì ít nhất bạn cũng nên học qua hết các môn trong trường, với điểm khá. Nếu được giỏi thì càng tốt. Vậy là cũng có một vốn kiến thức nền tương đối để bắt đầu HỌC VIỆC rồi.


Tiếp theo, sau khi có cái nền rồng rộng, bạn nên chọn 1 cái đề mà ĐÀO SÂU. Ví dụ: chọn web hay app. Nếu là web thì là PHP hay JAVA hay .NET. Túm lại, nên chọn 1 cái để đào sâu vọc kỹ. Từ đó lúc đi làm mới có chất liệu để LÀM ĐƯỢC.


Túm lại: trước tiên là phải học qua môn, khá thì tốt. Sau đó chọn 1 cái để làm sau này, và nghiên cứu đào sâu về cái đó.


  1. CÓ NGOẠI NGỮ TỐT (EN,JP)

Học lập trình, làm lập trình mà không đọc được tiếng Anh, ít nhất là tiếng Anh chuyên ngành, thì thật sự rất khó để tìm hiểu cái mới, hay giải quyết một đống bug đang chờ, hay đơn giản là tìm giải phép cho bài toán hiện có….Tóm lại, với tiếng Anh thì ít nhất bạn cũng phải ĐỌC được tài liệu chuyên ngành, vì có đọc được mới hiểu được, mới nắm bắt được cái mới nhanh chóng.
Ngoài EN, để tăng cơ hội việc làm, và nếu bạn muốn đi onsite ở Nhật, hay đơn giản là làm việc cho công ty IT có đối tác là khách hàng Nhật, thì bạn cũng nên trang bị cho mình một vốn tiếng Nhật kha khá. Ví dụ có thể là N3 chẳng hạn.


Túm lại: EN thì ít nhất là phải đọc thành thạo, còn viết nói đc thì quá ngon rồi. JP thì nếu muốn làm với công ty Nhật, thì cứ đi học tiếng Nhật trong lúc học chuyên ngành là vừa.
  1. CÓ DỰ ÁN ĐỂ SHOWOFF

Nói gần nói xa chẳng qua nói thật … khi đi xin việc, bạn cũng cần có ít nhất là 1 dự án, nếu ngon thì vài dự án để KHOE với nhà tuyển dụng.
Vì bảng điểm đôi khi không phản ánh hết toàn bộ thực lực của 1 sinh viên, thậm chí có nhiều nhà tuyển dụng chỉ nhìn lướt bảng điểm và không quá coi trọng nó (vì có nhiều chú bằng đỏ chót nhưng ra vẫn ú ớ).
Vì thế, hãy SHOW cho họ xem dự án của mình. Vậy các bạn sẽ hỏi CHƯA ĐI LÀM thì lấy gì mà show. Xin thưa
  • dự án có thể là dự án ở trường giao (kết thúc kỳ)
  • dự án có thể là dự án mình tự nghĩ tự làm (ý tưởng của mình)
  • dự án có thể là may mắn có chú thuê mình làm (thế thì ngon quá)
Túm lại: cần có dự án để họ xem code, để khoe, để họ biết khả năng mình tới đâu. Và hơn nữa, khi trải qua ít nhất 1 dự án, thì đảm bảo trình mình cũng lên cao rồi. Cao tới đâu thì lại tuỳ vào khả năng học hỏi của mình.
  1. CÓ KINH NGHIỆM THỰC TẬP

Khi bạn còn đang đi học, sau khi bạn đó có 1 chút kiến thức nền tảng, sau khi bạn đã có một chút đào sâu về lĩnh vực mình định làm, ví dụ là WEB PHP chẳng hạn. Thì đừng ngồi chờ nhà tuyển dụng gõ cửa, hãy lên các trang tìm việc như vietnamworks.com hay itviec… để xem có chỗ nào tuyển thực tập sinh ko, hay có chỗ nào tuyển nhân viên mà chỉ yêu cầu tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin không. Từ đó apply vào, để xin thực tập.


Ngoài việc, dựa vào các trang web, thì đôi khi bạn cũng cần networking, tạo ra các mối quan hệ trong ngành. Để có mối quan hệ thì tốt nhất tham gia vào các diễn đàn, hay chịu khó đi dự hội thảo, chịu khó học hỏi trên các cộng đồng. Từ đó, biết đâu đấy, bạn sẽ vô tình nhìn thấy 1 tin tuyển dụng, hoặc có thể có ai đó biết bạn giỏi cái này, sẽ bảo bạn đi thực tập.


Tóm lại: cần CHỦ ĐỘNG TÌM CHỖ THỰC TẬP, để có kinh nghiệm làm việc. Lưu ý, lúc xin đi thực tập, đừng nghĩ tới TIỀN vội. Tiền đương nhiên là quan trọng, và đương nhiên đi làm để KIẾM TIỀN mà. Tập trung lo HỌC NGHỀ đã.. Khi xin đi thực tập, là xin HỌC NGHỀ trong môi trường thật, vậy hãy ưu tiên việc HỌC lên trc nhé !


Bạn đã từng THỰC TẬP tức là bạn ĐÃ CÓ CHÚT KINH NGHIỆM vậy thì việc xin việc làm ở công ty khác cũng dễ dàng hơn rất nhiều !
  1. CÓ CHỨNG CHỈ ĐỂ CHỨNG MINH

Cuối cùng, thì bên cạnh việc học, lấy bằng tốt nghiệp. Bên cạnh việc làm dự án để showoff. Thì bạn cũng cần THI LẤY CHỨNG CHỈ để chứng minh rằng MÌNH GIỎI TỚI CỠ NÀO.
Bạn đừng coi thường các chứng chỉ, cũng như đừng coi thường bằng cấp. Bởi vì, nếu bạn THỰC SỰ HỌC để đạt được chứng chỉ và bằng cấp đó, thì nó rất CÓ GIÁ. Có giá về TRẢI NGHIỆM VÀ ĐIỂM SỐ.
  • Chứng chỉ để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng biết bạn giỏi tới cỡ nào
  • Không nên cố gắng lấy tất cả các chứng chỉ
  • Ví dụ: chọn JAVA thì lấy chứng chỉ của Oracle, nếu chọn .NET thì lấy chứng chỉ của Microsoft thôi.
  • Lúc ôn thi chứng chỉ là lúc bạn ĐÀO SÂU về cái đã chọn
  • Lúc lấy được chứng chỉ là lúc bạn TỰ TIN đứng trước nhà tuyển dụng, tự tin đặt nó vào trong bộ hồ sơ xin việc để chứng minh bạn giỏi cái mình chọn
  • Chứng chỉ cũng có thể là EN, JP


Túm lại: Nên có thêm 1,2 cái chứng chỉ để chứng minh mình giỏi cái mình sẽ làm. Giỏi tới đâu thì điểm số sẽ cho bạn biết 1 phần ;) và nhà Tuyển Dụng cũng sẽ biết bạn đang ở level nào dễ hơn.
P/S: thi chứng chỉ thì hãy ôn và học cho cẩn thận, đừng nghĩ tới cách cheating chỉ để lấy chứng chỉ (vì thế có cũng như không).


  1. Biết cách viết CV và trả lời phỏng vấn ;)

Cuối cùng, để lọt qua vòng gửi hồ sơ, thì bạn cũng nên tìm hiểu cách viết CV
  • viết CV kiểu gì tiếng Anh, tiếng Việt hay tiếng Nhật
  • CV thế nào là đẹp và đủ gọn gàn đủ showoff
  • viết thư xin việc ra sao
  • phúc đáp lời mời phỏng vấn thế nào
  • đi phỏng vấn ăn mặc ra sao
  • trả lời phỏng vấn thì thái độ thế nào
  • … các bạn nên tự tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé


Trên đây là những điều tôi nghĩ là các bạn cần chuẩn bị để có thể có VIỆC LÀM ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Tôi tin rằng, không nhà tuyển dụng nào từ chối một sinh viên  muốn đi thực tập, có chứng chỉ chuyên môn tốt, có ngoại ngữ tốt, có phong thái làm việc chăm chỉ và cầu tiến.


TIN TÔI ĐI! CỨ CHĂM CHỈ làm và học đi. CÓ VIỆC LÀM KHÔNG KHÓ !
chúc bạn luôn vui và hừng hực khí thế học hỏi !!!!

Post a Comment

أحدث أقدم